Hiện nay tình trạng béo phì đang gia tăng một cách nhanh chóng, nguyên nhân thường là do chế độ dinh dưỡng được bổ sung một cách quá mức, bởi vậy trẻ béo phì ngày càng nhiều, trẻ lười vận động nguy cơ béo phì ngày càng cao.
Béo phì gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ, trẻ béo phì
có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, tăn cholesterol, tiểu đường, sỏi mật, rối
loạn hóoc môn…. Đối với trẻ nhỏ, béo phì càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nữa,
đã có những trường hợp trẻ bệnh nặng phải cấp cứu nhưng vì trẻ quá béo, nhân
viên y tế không tìm thấy ven làm trẻ không được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, trẻ
bệnh béo phì thường vụng về, chậm chạp, ít nói hay tự ti về bản thân, thậm chí ảnh
hưởng đến tâm lý và khả năng học tập vị bị bạn trêu trọc quá mức.
Giảm cân không phải vấn đề đơn giản mà là nan giải. Nhất là đối với trẻ
nhỏ, trẻ vị thành niên. Các cháu đang tuổi lớn, không thể áp dụng các chế độ ăn
kiêng để giảm cân nhanh chóng, mà nếu không nhanh chóng thì rất dễ nản long. Thật
ra việc giảm cân không phải vấn đề của con trẻ mà là vấn đề của các bậc phụ
huynh, trẻ còn nhỏ, chưa có ý thức nhiều về cân nặng quá khổ của mình, chỉ khi
nào bị bạn bè chọc ghẹo quá mới tủi thân mà thôi…,
Cha mẹ cần tích cực giúp con trong giai đoạn này, tốt nhất là ngăn chặn
ngay từ đầu, đừng để tư tưởng “bé mập mới xinh”, “nựng mới đã” ăn sâu vào suy
nghĩ rồi cứ thế cho con ăn quá đà, đến một ngày nào đó không còn cách nào “xì tốp”
lại được nữa.
Muốn con giảm cân, gần như cha mẹ phải giảm cân theo con, phải kiên trì cùng con mới là cách thiết thực nhất, còn bao bài lý thuyết rao giảng có hay cách mấy cũng chẳng ăn thua. Chính những bài học giảm cân ấy sẽ đi theo con suốt đời,hình thành thói quen sinh hoạt hằng ngày giúp con giữ gìn tốt sức khỏe của mình, cha mẹ không phải nặng lòng mãi vì con.
KIẾN
THỨC CƠ BẢN VỀ THỪA CÂN, BÉO PHÌ.
Hiện nay có rất nhiều gia đình có con một, thương con, chiều con, lúc nào cũng trong tâm trạng sợ con thâp bé nhẹ cân suy dinh dưỡng, liên tục ép con ăn bằng mọi cách, cuối cùng dẫn đến hậu quả là bé thừa cân, béo phì. Thật ra, béo phì vốn không phải một căn bệnh, nhưng từ việc béo phì ấy, rất nhiều bệnh nảy sinh cho cơ thể trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy sớm lưu ý vâh đề này, mới có cơ hội sớm chữa khỏi béo phì cho trẻ, còn ngược lại, tỷ lệ thành công rất thấp.
Chúng
ta nên nhớ, để giảm cân cho trẻ cần nhất là đúng phương pháp, giảm cân một cách
khoa học. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là dẫn đến
chứng rối loạn ăn uống bao gồm cả chán ăn và ăn vô độ! Thực tế cho thấy rất nhiều tác hại nguy
hiểm khi giảm cân không đúng cách ở trẻ. Ví dụ, chế độ ăn uống ít calo trong quá trình giảm cân là tôt, nhưng đôi khi không khéo
lại khiến trẻ mắc nguy cơ béo phì nghiêm trọng hơn về sau. Ăn quá ít chất béo,
bữa ăn nghèo chất dinh dưỡng, trong tuổi dậy thì cơ thể sẽ không đủ chất, nên
luôn trong trạng thái chóng mặt, thậm chí các bé gái bị tình trạng kinh nguyệt
không đều, là những triệu chứng của bệnh buồng trứng đa nang do mất nước hoặc
mất cân bằng hoóc môn mà ra.
Trong
quá trình giảm cân cho trẻ, người lớn phải luôn chú ý đến tinh trạng sức khỏe
của trẻ, các thói quen ăn uống, sinh hoạt của trẻ phải thật điều độ, khoa học,
tránh tình trạng trẻ bỏ bữa. Để giảm cân thành công, yêu tố tâm lý hết sức quan
trọng! Cha mẹ hãy cho con giảm cân một cách lành mạnh, ăn uống khoa học, đầy đủ
các chất dinh dưỡng,kèm với kiên trì tập luyện thể dục thể thao để tăng cường
sức khỏe và có một tính thần thoải mái.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BÉO PHÌ
Bệnh béo phì đang ngày càng gia tăng ớ trẻ em, nhất là trẻ thành thị, ánh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sôhg và gây ra một số bệnh về tim mạch, tiểu đường, rối loạn hoóc môn... những căn bệnh đáng lý chi xảy ra ở người lớn. Hơn thế nữa, nó ảnh hưởng đến tinh thần, tác động lên trí não do tâm lý lười vận động, lười suy nghĩ khi cơ thể quá nặng nề. Vì thế, bố mẹ hãy thường xuyên quan sát, kiểm tra cân nặng của trẻ để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp.
Những
dấu hiệu dưới đây sẽ giúp chúng ta nhận biết dễ dàng hơn mà phòng tránh cho
con.
Đòi
ăn liên tục:
Là
một trong những biểu hiện đầu tiên. Khi đã được ăn đẩy đủ các bữa chính và
nhiều loại thức ăn trong ngày rồi mà trẻ vẫn luôn đòi ăn và ăn rất nhiều, lại
không cảm thấy no. Quan niệm cho trẻ
ăn càng nhiều càng nhanh lớn là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì khi ăn quá
nhiều, hệ tiêu hóa hoạt động quá mức, thức ăn hấp thụ vào cơ thể chỉ chuyển hóa
thành chất béo mà thôi!
Tăng
cân nhiều:
Khi
đã qua giai đoạn sơ sinh, mà mỗi tháng trẻ có dấu hiệu tăng hơn 0.5kg thì phải
cảnh giác với căn bệnh béo phì, vì trẻ bình thường chỉ tăng 300~500g mỗi tháng.
Cha mẹ nên theo dõi cân nặng
của trẻ để có chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục hợp lý.
Thích
ăn đêm:
Một
ly sữa vào ban đêm là điều bình thường, còn trẻ có dấu hiệu béo phì thường đòi
ăn nhiều hơn, ăn liên tục vào buổi đêm.
Việc
ăn khuya lúc này không còn tốt cho sức khỏe của trẻ nữa, vì khi ngủ toàn bộ
năng lượng đó sẽ được dùng cho việc tạo mỡ dự trữ.
Ăn nhanh và liên tục đòi
thêm phần ăn:
Khi
cân nặng của trẻ đã hơi dư mà trong bữa ăn trẻ có dâu hiệu ăn rất nhanh và liên
tục, đòi thêm phần ăn với SỐ lượng nhiều, đó chính là nguy cơ! Lúc này, mỗi bữa
bạn phải lưu ý cho con ăn một lượng
vừa đủ, hạn chế cho ăn chất béo, đồ ngọt,tinh bột.
Thích ăn nhiều đồ ngọt:
Trẻ
con thường thích ăn đổ ngọt, nhưng ăn quá nhiều đổ ngọt sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe. Đối với trẻ lười ăn, nhẹ cân thì sau khi ăn nhiều đồ ngọt sẽ không thây
ngon miệng với bữa chính,còn đối với trẻ hơi tròn một tí, đổ ngọt chi làm tăng
lượng đường,
lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch.
Thích
ăn chất béo:
Chất
béo đóng một vai trò rất quan trọng đôí với sự phát triển của trẻ, tuy nhiên,
lượng chất béo dư thừa lại chính là thủ phạm gây hại cho sức khỏe. Nên lưu ý
khi trẻ ăn quá nhiều chất béo! Chúng ta cũng nên hạn chế cho con dùng thức ăn
nhanh, quà vặt như khoai tây chiên, bánh chiên, gà rán, thịt quay...
Không
thích ăn rau:
Trẻ
béo phì thường không thích ăn rau, vì vậy nếu chúng ta tập cho trẻ thói quen ăn
nhiểu rau, trái cây, ăn với chế độ dinh
dưỡng hợp lý thì sẽ loại bớt khả năng tăng cân quá mức, lại tăng sức đề kháng
cho cơ thể.
Lười
vận động:
Trẻ
luôn trong tình trạng không thích vận
động, chỉ muốn ngủ, nằm hoặc ngồi xem ti vi. Nên khuyến khích trẻ tập thể dục, chơi
thể thao và làm công việc lặt vặt trong nhà.
Có
thói quen vừa ăn vừa xem ti vi:
Vừa
ăn vừa xem ti vi khiến trẻ thường xuyên nạp vào người khối lượng lớn năng lượng
thừa mà không hề hay biết. Nên cho trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa, hạn chế ăn vặt.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH BÉO PHÌ Ở TRẺ EM VÀ HẬU QUẢ.
Trẻ
béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, viêm khớp, sỏi mật,huyết
áp cao... Ngoài ra, quá trình phát triển chiều cao cũng bị chứng béo phì kìm
hãm, khiến trẻ thấp lùn hơn so với bạn cùng trang lứa. Vậy đâu là nguyên nhân?
Có cách nào để ngăn chặn béo phì không?
Yếu
tố di truyền bẩm sinh:
Điều
tra cho thấy, nguy cơ mắc chứng béo phì ờ trẻ em tăng gấp 4 lần nếu cha hoặc mẹ
của trẻ bị béo phì và sẽ tăng gấp 8 lần nếu cả hai đều béo phì. Thực tế đã cho
thấy đứa trẻ luôn có xu hướng thừa cân hệt như cha mẹ chúng.
Trẻ
sơ sinh quá nặng cân sẽ là "nền tảng" cho chứng béo phì trong suốt
quá trình ấu thơ đến khi trưởng thành: Khi mang thai, chế độ ăn uống không hợp
lý của người mẹ, ăn nhiều quá mức so với bình thường, đã khiến trẻ có nguy cơ
béo phì từ trong bụng mẹ, sau khi sinh ra, bé vẫn tiếp tục "hưởng"
chế độ dinh dưỡng đó, rồi ngày càng phát béo phì!
Ảnh
hưởng của tâm lí:
Những
trẻ bị trầm cảm, stress, có nguy cơ mắc bệnh béo
phì cao hơn các trẻ bình thường. Trẻ bị suy dinh dưỡng, hoặc thường đau yếu,
bệnh tật lúc nhỏ: Có lẽ vì lúc đầu trẻ quá "ốm yếu" nên sau đó được
hưởng một sự bù đắp, bổi dưỡng bằng một chế độ ăn uốhg tẩm bổ quá mức, kéo dài!
Khẩu
phần ăn quá thừa calo:
Trẻ
dễ bị béo phì vì khẩu phần ăn hằng ngày có giá trị dinh
dưỡng, có lượng calo vượt quá mức cần thiết.
Lượng tinh bột, chất béo, chất đường và chất đạm được cung cấp vào cơ thể quá
nhiều dẫn đến tình trạng không "sử dụng" hết mà chuyển sang
"tích lũy", gây ra mỡ thừa ở nhiều bộ phận trên cơ thể.
Các loại thức ăn nhanh và sữa bò trên thị trường cũng góp phần khiến trẻ tăng cân: Chúng chứa hàm lượng chất béo và muối khá cao, chúng còn thường được đi kèm với các loại nước ngọt có ga, kích thích vị giác trong việc ăn uống, nên trẻ sẽ ăn nhiều hơn bình thường.
Trẻ thiếu hoặc lười vận động, hoạt động thể dục thể thao:
Từ đó gây nên sự tồn đọng các châ't sinh nhiệt lượng và làm chúng tích lại trong cơ thể dưới dạng các khối mỡ. Trẻ em ở hầu hết các nước trên thế giới, nhất là các quốc gia phát triển và trẻ thành thị đều có thói quen ít vận động. Thay vào đó, chúng suốt ngày dán mắt vào màn hình ti vi, máy vi tính... Trẻ thành thị Việt Nam còn ít vận động hơn nữa vì lịch học dày đặc ớ trường và ở nhà.
Trẻ ngủ ít:
Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng trẻ ngủ ít có nguy cơ béo phì cao
hơn nhũng trẻ ngủ đủ giờ, vì khi trẻ đang ngủ, cơ thế tự động đốt cháy mỡ thừa,
giải phóng chất béo. Nhưng nếu trẻ ngủ quá ít,cơ thế sẽ không đủ điều kiện để
thực hiện công việc này. Nguyên nhân ít gặp là do các căn bệnh về nội tiết như
sự hoạt động không tốt của các tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp, hội chứng di
truyền về nội tiết có tên là Prader-Willi.
Tình
trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em thực sự là điều đáng lo ngại đối với các bậc
làm cha mẹ. Trẻ béo phì không chỉ dễ mắc các vấn đề về tâm lý do bạn bè trêu
chọc, mà còn ảnh hường xấu đến đời sống và sinh hoạt hằng ngày. Quan trọng hơn,
béo phì thường đi kèm bệnh tật gia tăng và nguy cơ cao mắc nhiều bệnh nguy hiểm
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, thừa cân, béo phì còn ảnh hưởng
không ít đến sự linh hoạt, sức sáng tạo, sự phát triển và tương lai của trẻ.
Ảnh
hưởng đầu tiên thuộc về lĩnh vực tâm lý: Trẻ quá béo sẽ chịu đựng những
"cái nhìn" thiếu thiện cảm của mọi người, bị mọi người trêu chọc.
Trẻ kém lanh lợi:
Trẻ béo phì thường có phản ứng chậm hơn so với trẻ bình thường,
trẻ kém linh hoạt, thậm chí là chậm chạp trong mọi hoạt động thường ngày.
Chất lượng học tập giảm sút: Trong môi trường nóng, chẳng hạn như môi trường tập thể của lớp học, trẻ béo phì thường rất mau mệt. Mặt khác, do cơ thể nặng nề nên để hoàn thành bài học hay nhiệm vụ trong học tập, trẻ phải mất nhiều thời gian và công sức vì chậm chạp hơn các bạn. Từ đó hiệu quả học tập giảm sút rõ rệt.
Mất
cân bằng trong cuộc sống: Trong điều kiện thời tiết nóng bức, trẻ béo phì
thường có cảm giác khó chịu do lớp mỡ dày như một hệ thống cách nhiệt cho cơ
thể. Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, tê buốt ở hai chân, cuộc sống
thật sự thiếu thoải mái. Khi đến tuổi trưởng thành, sẽ nảy sinh các vân đề liên
quan đến sự rối loạn lipid, bên cạnh đó cũng xuất hiện những triệu chứng khác
như tăng cholesterol, mỡ máu cao, hoặc việc dư
thừa quá mức chất insulin có thể dẫn đên bệnh tiểu
đường sau này. Hơn thế nữa, béo phì ở trẻ em còn là nguồn gốc phát sinh các
biến chứng nghiêm trọng về sau như hội chứng tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn
tuần hoàn não, hô hấp, biến chứng chỉnh hình các chi dưới (complications orthpédiques). Thừa cân, béo phì là một
trong những nguy cơ chính dẫn đến các căn bệnh mãn tính như bệnh mạch vành, đái
tháo đường, sỏi mật... Hơn nữa, trẻ béo phì còn có nguy cơ bị ung thư rất cao
khi lón lên, do đó tỷ
lệ tử vong cũng cao hơn, nhất là khi mắc các bệnh lý kể trên.
Vì thế cha mẹ phải có phương pháp giảm cân cho trẻ một cách tuyệt đối, càng sớm càng tốt.
CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ BÉO PHÌ
Đầu
tiên, cần phải xác định đúng trọng lượng cơ thể của trẻ. Để đánh giá cân nặng
của trẻ thừa hay thiếu, có thế dựa vào chi số khổỉ cơ thể (KCT) bằng cách lấy
cân nặng chia cho bình phương chiều cao:
KCT
= trọng lượng/(chiều cao)2
• Nếu KCT dưới
18: trọng lượng quá nhỏ
• Từ 18-20 là
bình thường nhưng ở giới hạn dưới
• Từ 18,5-24,9
là bình thường
• Từ 25-29,9 là
dư cân nặng bình thường
• Từ 30-34,9 là
béo vừa phải
• Từ 35-39,9 là
béo phì nặng
• Vượt quá 40 là
béo phì ở mức báo động
Khi thấy con mình có chỉ số KCT ở mức trên 25, cần áp
dụng ngay các biện pháp giảm cân khoa học.
Trẻ đã ở mức béo phì đáng báo động, thì giảm cân cho
trẻ không phải là việc đơn giản nữa, nó phải được coi là một cuộc chiến trường
kỳ, được vạch kế hoạch thật cẩn thận, và được các thành viên trong gia đình
thực hiện thật nghiêm túc. Do đó, chúng ta nên nắm vững những nguyên tắc cơ bản
sau đây để bền chí giảm cân cho con.
1. Bữa sáng đủ dinh dưỡng.
Bữa
sáng là bữa ăn quan trọng nhất, cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt dộng
cả ngày. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ sợ con béo phì, thường lơ là bữa ăn sáng, thậm
chí bỏ hẳn bữa sáng vì nghĩ rằng làm vậy là giúp con giảm cân. Trong thực tế,
nếu bỏ qua bữa sáng, trẻ sẽ mệt mỏi vì cơ thể thiếu năng lượng và đó cũng là lý
do tại sao trẻ ăn nhiều hơn vào những bữa ăn tiếp theo trong ngày, hậu quả là
tăng cân nhanh chóng.
Để
giảm cân cho trẻ béo phì, phụ huynh nên coi bữa sáng là bữa ăn chính. Hãy tập
cho trẻ thói quen dậy sớm một chút đế trẻ thích thú với bữa ăn sáng của mình.
Buổi
sáng là thời gian làm việc và học tập với cường độ cao nhất trong ngày nên cơ thể
phải được "nạp" đầy đủ năng lượng. Nếu nhịn ăn sáng hoặc chỉ ăn qua
loa, cơ thể sẽ không được cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng. Vào
giữa hay cuối buổi sáng, đường huyết sẽ hạ làm trẻ mệt mỏi, hoa mắt, học kém
tập trung, hay buồn ngủ, thèm ăn quà vặt lúc nghỉ giữa giờ. Tế bào não đặc biệt
nhạy cảm với sự thiếu hụt ô-xy và các chất dinh dưỡng, nếu không ăn sáng, tình
trạng đói có thể gây hại cho việc duy trì chức năng não.
Việc
tạo thói quen và duy trì bữa ăn sáng, đặc biệt bữa ăn sáng tại gia đình, không
những đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho các thành viên mà còn giúp yên tâm về
phương diện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, buổi sáng ngủ dậy thời gian
không nhiều, ai cũng vội vàng để chuẩn bị cho một ngày làm việc và học tập. Vì
vậy, bạn có thể ăn sáng tại các hàng, quán, tiệm ăn... miễn là phù hợp vói điều
kiện kinh tế và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Tốt nhất là tổ chức xen kẽ bữa ăn sáng
tại gia đình. Các thực đơn ăn sáng cần đơn giản, dễ thực hiện. Các dụng cụ cần
thiết phục vụ cho chế biến bữa ăn sáng cần được rửa sạch và đặt ở nơi thuận
tiện. Cần thiết thì hãy sơ chế thực phẩm từ chiều hoặc tối
hôm trước đế sáng hôm sau có thể chế biến nhanh chóng.
Năng
lượng trung bình dành cho bữa sáng nên đạt 1/3 năng lượng
trong cả ngày, phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối, bao gồm các
nhóm: chất bột (cơm, bún, bánh mì, bánh cuốn, phở), chất đạm (thịt, trứng, sữa,
cá, đậu đỗ...), chất béo (dầu, mỡ, để rán, xào, hay cho vào nước dùng, bơ
để phết vào bánh mì), vitamin và muối khoáng (rau và
trái cây). Muốn đảm bảo đủ dinh dưỡng phải có ít nhất một loại thực phẩm từ mỗi nhóm trên.
Nhiều
người nghĩ bữa sáng là bữa phụ nên ít ăn chất đạm như thịt, cá, trứng, đậu đỗ
vào bữa ăn này. Thật ra, châ't đạm cung cấp các axit amin cần thiết cho mọi cơ quan
trong cơ thể, đặc biệt là não, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, trí óc minh mẫn,
sáng suốt,
giúp
trẻ học tập hiệu quả.
Nên
nếu bữa sáng đơn điệu, chi có chất đường bột (bánh ngọt, mì tôm, cơm, khoai
củ...) thì trẻ dễ bị thiếu chất và mệt mỏi.
Vì
vậy, nếu ăn bánh ngọt (nhóm bột), bạn cần có thêm một ly sữa bò hay sữa đậu
nành (nhóm đạm và béo), một quả chuối hay một miếng đu đủ, dưa hấu (nhóm vitamin và khoáng). Nêu ăn mì tôm nên nấu với một
ít thịt, một muỗng dầu ăn hoặc mỡ, một nửa quá cà chua và một ít rau cải. Nếu
ăn cơm hay khoai củ, nên ăn với muối mè, muối đậu, ăn xong có thêm ít trái cây.
2.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Trong
kế hoạch giảm cân cho con, chế độ dinh dưỡng phải được đặt lên hàng đầu. Dinh dưỡng rất cần thiết đối với sự phát triến tối ưu của trẻ,
nhưng không phải tất cả các loại thức ăn đều cung cap lượng chất dinh dưỡng như nhau, vì vậy
chúng ta phải điều chỉnh lượng thực phẩm trong bữa ăn để đáp ứng đủ nhu cầu
dinh dưỡng thích hợp với sự phát triển của trẻ. Tháp dinh dưỡng chính là một
hướng dẫn rất cụ thể và chính xác giúp chúng ta thực hiện đúng các chế độ dinh
dưỡng hợp lý cho trẻ.
Hãy tìm hiếu và áp dụng một cách khoa học để trẻ không những có được một bữa ăn ngon mà còn phong phú cả về chất dinh dưỡng để luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét